Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán là 51.5 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới dựa trên kết quả giảm phát thải. Thành công này đưa Việt Nam tiến gần hơn đến thị trường tín chỉ carbon, thực hiện các cam kết khí hậu mà Việt Nam đã đưa ra, trong đó có việc đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.
Tuy vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang gặp phải những trở ngại đáng kể trong việc hình thành và mua bán tín chỉ carbon. Về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Phương Nam chia sẻ:
“Cái khó nhất là việc thẩm định, xác thực việc hình thành các tín chỉ các bon. Vì một doanh nghiệp sau khi nộp hồ sơ đăng ký theo một cơ chế về mua bán tín chỉ carbon nào đó thì sẽ cần có một bên thứ ba thẩm định. Tuy nhiên chi phí thẩm định các tín chỉ carbon này thứ nhất là không rẻ, thứ hai là khó về phương pháp luận. Hạn chế về mặt kỹ thuật dẫn đến việc hình thành tín chỉ carbon ở Việt Nam rất ít, đặc biệt là đối với các loại dự án liên quan tới tín chỉ carbon rừng.”
Xem toàn bộ phóng sự tại đây:
https://vtv.vn/video/phong-su-viet-nam-tien-gan-hon-toi-thi-truong-tin-chi-carbon-675069.htm