Chỉ thị CSRD ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào?
13:17 | 26/09/2024
1. Tổng quan về CSRD
CSRD là chỉ thị về báo cáo phát triển bền vững đến từ Liên minh châu Âu với những yêu cầu cụ thể và khắt khe hơn chỉ thị NFRD trước đó. Chỉ thị này yêu cầu các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ được niêm yết liên quan đến thị trường EU phải báo cáo các tác động của hoạt động kinh doanh đến với môi trường và xã hội một cách minh bạch và chi tiết. Khác với các tiêu chuẩn hiện hành, việc báo cáo phát triển bền vững (PTBV) của CSRD mang tính bắt buộc thay vì tự nguyện.
2. Ảnh hưởng của CSRD đến Việt Nam
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại thị trường châu u chưa chịu tác động trực tiếp từ CSRD vì chưa đạt ngưỡng doanh thu thuần cần thiết (150 triệu euro trong 2 năm tài chính gần nhất). Tuy nhiên, chỉ thị này vẫn ảnh hưởng gián tiếp đến các đối tác, khách hàng, và nhà cung cấp ngoài EU có liên kết với doanh nghiệp châu Âu.
Trong bối cảnh hợp tác kinh tế Việt Nam - EU ngày càng sâu rộng và Việt Nam tích cực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, việc doanh nghiệp trong nước tuân thủ báo cáo CSRD sẽ nâng cao uy tín và tạo ấn tượng tốt với các đối tác EU và quốc tế. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng bền vững, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
3. Doanh nghiệp nào ở Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi CSRD?
Chỉ thị CSRD được đánh giá sẽ có ảnh hưởng gián tiếp đến hai nhóm doanh nghiệp chính tại Việt Nam: doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp thuộc chuỗi giá trị của các doanh nghiệp châu Âu.
Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Thông thường các doanh nghiệp FDI từ châu Âu hoặc có công ty mẹ ở châu u sẽ được yêu cầu báo cáo theo CSRD. Với chiến lược PTBV được hướng dẫn cụ thể và gắn liền với công ty mẹ, các doanh nghiệp này sẽ không cần mất quá nhiều công sức và nguồn lực để thực hiện báo cáo CSRD thường niên.
Về thời gian báo cáo, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cần chủ động làm rõ với công ty mẹ, nhưng thường sẽ bắt đầu báo cáo từ 2025 (cho năm tài chính 2024) nếu công ty mẹ là các tập đoàn lớn.
Thông thường các doanh nghiệp FDI sẽ được yêu cầu báo cáo 3 vấn đề trọng điểm:
- Sử dụng tài nguyên và kinh tế tuần hoàn
- Đa dạng sinh học và hệ sinh thái
- Vấn đề xã hội và quyền con người
Doanh nghiệp, nhà sản xuất Việt Nam thuộc chuỗi giá trị của các doanh nghiệp châu Âu
Khác với FDI, các doanh nghiệp này không chịu sự quản lý trực tiếp từ công ty mẹ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thiếu đi quy trình báo cáo PTBV chuẩn hóa, yêu cầu doanh nghiệp cần tự tìm tòi, làm rõ với các đối tác châu u để đảm bảo việc báo cáo được diễn ra đúng thời hạn và quy trình.
Dù không bị ràng buộc cao như doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp này vẫn nên báo cáo theo CSRD để đảm bảo việc kinh doanh ở thị trường châu u ít gặp gián đoạn nhất có thể.
3 chủ đề lớn mà các doanh nghiệp này thường được yêu cầu báo cáo bao gồm:
- Phát thải khí nhà kính
- Đa dạng sinh học và hệ sinh thái
- Vấn đề xã hội và quyền con người
Có thể thấy một số chủ đề yêu cầu báo cáo CSRD vẫn còn là thách thức không hề nhỏ với doanh nghiệp Việt Nam khi thiếu đi những hướng dẫn cụ thể. KLINOVA cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện báo cáo phát triển bền vững theo CSRD, mang đến cơ hội hội nhập sâu rộng hơn với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nguồn: https://www.pwc.com/.../perspective-blog/csrd-vietnam.html